Hơn 30 triệu người dùng hoạt động trên Youtube mỗi ngày và 1,9 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Trước khi chạy quảng cáo, bạn nên nắm rõ các ưu nhược điểm của quảng cáo trên Youtube để có cái nhìn khách quan nhất.
Hơn 1,9 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng đã nói lên sự thống trị của Youtube trong ngành công nghiệp dịch vụ lưu trữ video nói riêng và Internet nói chung. Ở Việt Nam, Youtube phổ biến và ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta.
Khoảng 95% người sử dụng Internet ở VN có sử dụng Youtube, trong đó 65% số lượng người xem Youtube bản di động.
Youtube là trang web có số lượng truy cập nhiều thứ 3 tại VN (sau Google & Facebook)
Vì vậy, Youtube mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội tuyệt vời để thông điệp tiếp cận đến hàng triệu người trong nước và quốc tế.
Youtube Ads cho phép nhắm theo đối tượng và theo nội dung
Đối tượng:
Nhân khẩu học: giới tính, tuổi tác, tình trạng con cái, thu nhập hộ gia đình
Sở thích: các danh mục đối tượng có sẵn để tiếp cận nhóm người quan tâm đến các chủ đề nhất định
Tiếp thị lại: tiếp cận người xem dựa trên các lần tương tác trước của họ
Đối tượng tương tự: dựa trên danh sách tiếp thị lại, danh sách so khớp khách hàng
Nội dung:
Vị trí: các nơi mà video quảng cáo có thể xuất hiện trên YouTube
Chủ đề: chủ đề cụ thể trên YouTube và mạng hiển thị của Google. Vd: xe hơi, máy lạnh...
Từ khóa: các từ hay cụm từ khóa cụ thể liên quan đến quảng cáo
Thiết bị: máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị di động và màn hình TV
Muốn nhắm mục tiêu chính xác, bạn cần hiểu rõ xu hướng hành vi của người dùng Việt Nam.
Khám phá – Giải trí: họ tìm kiếm & xem những video thuộc chủ đề họ quan tâm, tìm hiểu xu hướng mới, hot trend trong nước và quốc tế.
Tiếp cận KH ở giai đoạn thu hút và nhận biết thương hiệu
Thích hợp target theo danh mục sở thích, chủ đề…
Tìm hiểu: người dùng Youtube thường có một hoặc nhiều mục đích cụ thể. Xem video là cách họ tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề, khó khăn.
Tiếp cận KH ở giai đoạn cân nhắc
Target theo từ khóa, vị trí
Quảng cáo Youtube có nhiều cách tính phí khác nhau, như là trên mỗi lượt xem video, lượt hiển thị, lượt chuyển đổi… Một lượt chuyển đổi thường có giá khoảng vài trăm vnd đến vài nghìn vnd. Nếu người dùng bấm nút “Skip Ads” (bỏ qua quảng cáo) khi xem video quảng cáo thì bạn sẽ không bị tính phí cho lượt view đó.
Thông qua Youtube Analytics, bạn dễ dàng theo dõi quảng cáo được hiển thị bao nhiêu lần, tỷ lệ nhấp vào QC, chi phí cho mỗi lượt hiển thị, thời điểm người nào đó bỏ qua… Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu bộ phận chăm sóc khách hàng hỏi người tiêu dùng biết sản phẩm/ dịch vụ của bạn từ đâu để đối chiếu với tỷ lệ chuyển đổi.
Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội thu hút sự chú ý của khách hàng
1 lần truy cập Youtube: xem trung bình 7 trang khác
1 phiên truy cập trên thiết bị di động: hơn 40 phút
Bạn được nhắm mục tiêu trong phạm vi nhất định nhưng không được chọn ngữ cảnh để phát video quảng cáo. Đứng ở vai trò của người dùng, bạn sẽ thấy nhiều lúc quảng cáo hiển thị chẳng liên quan đến video đang xem cả.
Văn bản xuất hiện trên video quảng cáo có tỷ lệ rất thấp. Nó bị giới hạn tối đa 50 ký tự bao gồm CTA (kêu gọi hành động), mô tả ngắn gọn… Để khắc phục hạn chế này, bạn nên tạo Thumbnail thu hút người xem và đầu tư chỉn chu cho các giây đầu tiên của video.
Nhắm mục tiêu vừa là ưu điểm cũng là nhược điểm của Youtube Ads. Việc thu hẹp đối tượng quảng cáo không có nghĩa là bạn nhắm đúng các khách hàng tiềm năng, vì người dùng tự tạo danh mục video của riêng họ.